Fake news OTA
Fake News là gì :
Nghĩa của từ này là “tin rác” hoặc “tin tức giả mạo”.
Thông thường chứa đựng các thông tin sai sự thật, trò lừa bịp hay các dữ liệu ảo.
Mục đích của fake news rất đa dạng. Có thể chỉ là một trò đùa, hay một cách đưa tin sai mà chính phía đưa tin sai cũng không biết.
Hoặc cũng là 1 chiến dịch lớn, cụ thể để định hướng người đọc, cộng đồng vào những thông tin mà “đạo diễn” mong muốn.
Tùy mức độ nghiêm trọng mà fake news ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nhẹ thì chỉ đơn giản là vui cười, còn nặng nề thì hậu quả khôn lường và thảm khốc đến ngoài sức tưởng tượng.
Fake News trong du lịch, OTA.
Gần đây, liên quan đến du lịch, kênh truyền hình quốc gia – trương trình “VTV24” đã có phóng sự về việc “bán kỳ nghỉ” có dấu hiệu lừa đảo, sai sự thật. Đây là ví dụ dễ hiểu về Fake news trong du lịch khi các tư vấn viên dùng thông tin sai hoặc chưa được kiểm chứng để chốt hợp đồng với khách hàng.
Trong lĩnh vực OTA :
Vốn là một cộng đồng trên nền tảng số, được hỗ trợ bởi công nghệ… fake news càng có nhiều cơ hội lan tỏa bất chấp nỗ lực ngăn chặn từ phía các nền tảng công nghệ.
Fake news trong OTA tồn tại chính ở các hình thức : fake booking, fake review…
Với fake booking, các “đạo diễn” muốn đánh lừa chính các OTA rằng khách sạn đang có lượng đặt phòng lớn, khách hàng quan tâm. Qua đó các thuật toán của OTA sẽ càng hỗ trợ, ưu tiên trong hiển thị, tiếp cận khách hàng.
Fake review thì hướng đến đối tượng khách hàng là chính. Với việc “đạo diễn” sử dụng các đánh giá điểm 10, nhận xét khen nức nở. Qua đó mong muốn khi khách hàng nhìn thấy đê tăng tỷ lệ chuyển đổi đặt phòng.
Vậy với những gì đang diễn ra với fake booking và fake review trong OTA, có phải đó hoàn toàn giống với khái niệm về fake news.
Khi “đạo diễn” đã đưa ra các thông tin nhằm định hướng khách hàng, tạo không gian cạnh tranh không lành mạnh và gia tăng lợi ích của chủ thể.
Đây có được gọi là thủ thuật trong OTA ?
Tùy góc nhìn của mỗi khách sạn để đánh giá đây có phải là một phần của OTA hay thủ thuật OTA hay không. Tuy nhiên chúng ta cần đặt câu hỏi, nếu điều này hay ho và tốt cho hệ thống OTA thì các khách sạn 4 – 5 sao chuẩn có làm hay không. Các khu du lịch lớn, resort – nơi thượng tôn trải nghiệm khách hàng – có làm hay không.
Hoặc nếu bạn là một khách du lịch, bạn có muốn mình rơi vào thiên la địa võng của fakes new và là cừu non trong mắt các “đạo diễn”.
Dẫu sao chúng ta vẫn phải chấp nhận thị trường có tồn tại hiện tượng này và chúng ta cần phải sống chung với nó. Vì vậy, cũng không nên đánh gia đúng sai trong vấn đề này mà nên để thời gian tự kiểm chứng.